Trong quá trình làm dịch vụ dịch thuật công chứng, có rất nhiều khách hàng thường có những câu hỏi, thắc mắc về các khái niệm, thủ tục dịch thuật.
Các câu hỏi phổ biến như Chứng thực bản dịch là gì? Công chứng bản dịch là gì? Bản dịch công chứng có thời hạn bao lâu? Có thể công chứng bản dịch ở đâu? Dịch thuật công chứng có cần bản gốc không?
Nội dung bài viết này sẽ trả lời bạn những câu hỏi đó một cách chi tiết. Ngoài ra chúng ta cùng tìm hiểu xem khái niệm công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch có phải là một không nhé.
Nếu bạn còn những thắc mắc, câu hỏi khác về công chứng bản dịch thì hãy để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ bổ sung vào cuối bài viết để trả lời các bạn nhé.
Công chứng bản dịch là gì?
Công chứng bản dịch là quá trình chứng thực bản dịch và bản gốc giống nhau về nội dung. Công việc công chứng bản dịch được thực hiện bởi các biên dịch viên chuyên nghiệp (cộng tác với các tổ chức hành nghề công chứng).
Biên dịch viên phải chịu trách nhiệm với các tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
Theo Điều 61 Luật công chứng 2014, biên dịch viên sẽ phải ký tên vào tất cả các trang của bản dịch. Tuy nhiên điều này cũng mang đến sự bất tiện và mất thời gian trong quá trình thực hiện dịch vụ dịch thuật.
Vì vậy khi sử dụng dịch vụ dịch thuật thì các công ty dịch thuật sẽ đóng dấu giáp lai tất cả các trang của bản dịch và bản sao (bản gốc thường sẽ giữ lại). Mỗi trang của bản dịch sẽ được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống, góc phía trên bên phải.
Biên dịch viên sẽ ký vào giấy chứng nhận sau cùng của bản dịch để chịu trách nhiệm hoàn toàn với bản dịch. Mặc dù hồ sơ công chứng sẽ có cả bản dịch và bản sao, tuy nhiên các tổ chức hành nghề công chứng sẽ chỉ công chứng bản dịch.
Công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch có phải là một?
Khi làm các thủ tục cần công chứng, dịch thuật thì có rất nhiều bạn vẫn băn khoăn không biết chứng thực bản dịch khác gì so với dịch thuật công chứng không. Câu trả lời là giống nhau hoàn toàn.
Cả công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch đều là một công đoạn trong dịch vụ dịch thuật công chứng. Giấy tờ, tài liệu khi chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sẽ phải trải qua 2 bước là Dịch thuật và Công chứng (chứng thực).
Thủ tục dịch thuật công chứng
Nếu bạn cần chuyển đổi ngôn ngữ các loại giấy tờ quan trọng để giao dịch với người nước ngoài thì hãy sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng nhé. Các công ty dịch thuật chuyên nghiệp sẽ có dịch vụ trọn gói để xử lý giấy tờ, thủ tục một cách nhanh gọn nhất.
Quy trình của dịch vụ dịch thuật công chứng sẽ có 2 công đoạn quan trọng là tiếp nhận tài liệu, tiến hành dịch thuật (chuyển ngữ). Sau đấy sẽ chủ động đưa sang các văn phòng công chứng để công nhận tính xác thực, chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của tài liệu…
Có thể công chứng bản dịch ở đâu?
Công chứng bản dịch tiếng Anh, hay các tiếng nước ngoài sẽ được thực hiện ở một số tổ chức, cơ quan có thẩm quyền. Trong đó có cả các tổ chức, cơ quan nhà nước và tư nhân.
Bạn có thể công chứng bản dịch ở các tổ chức cơ quan dưới đây:
- Công ty dịch thuật chuyên nghiệp (có chức năng dịch thuật)
- Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp Quận, Huyện (công chứng nhà nước)
- Văn phòng công chứng tư nhân (Công chức viên)
Bản công chứng tại 3 tổ chức, cơ quan được liệt kê đều có giá trị pháp lý và được xác thực bởi các cơ quan có tư cách pháp nhân. Được chịu trách nhiệm về nội dung, tính chính xác với chữ ký của người phiên dịch.
Tuy nhiên hãy xem xét mục đích sử dụng cũng như yêu cầu của cơ quan bạn nộp hồ sơ, tài liệu để lựa chọn tổ chức phù hợp nhất. Thường các tổ chức công chứng của nhà nước sẽ có mức phí cao hơn và thời gian công chứng lâu hơn.
Phí công chứng bản dịch
Mỗi tổ chức hành nghề công chứng đều có mức phí công chứng khác nhau. Trong đó mức phí công chứng bản dịch tại các tổ chức tư nhân thường rẻ hơn so với các tổ chức tư pháp của nhà nước.
Mức phí công chứng thường đã bao gồm phí in ấn và tình theo từng bộ tài liệu. Một bộ tài liệu công chứng bản dịch có tối đa 20 trang và 1 trang không quá 300 từ.
- Công chứng tư nhân: 20.000 VNĐ / 1 bộ tài liệu
- Công chứng tư pháp (nhà nước): 30.000 – 50.000 VNĐ / 1 bộ tài liệu
Bản dịch công chứng có thời hạn bao lâu?
Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Vì vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực (bản dịch công chứng) có giá trị vô thời hạn.
Tuy nhiên trong thực tế các loại giấy tờ, văn bản sẽ chia thành 2 loại là bản sao vô thời hạn và bản sao hữu hạn. Bản sao vô thời hạn thì bạn có thể sử dụng thoải mái mà không sợ bị hết hạn. Nhưng với bản sao hữu hạn đã được chứng thực thì chỉ được sử dụng trong vòng 3-6 tháng.
Bản sao các loại giấy tờ có thể bị thay đổi như giấy đăng ký kết hôn, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất… thường là bản sao hữu hạn. Chính vì vậy nếu bạn công chứng bản dịch các loại giấy tờ này thì hãy chú ý thời hạn sử dụng là khoảng 3-6 tháng nhé.
Công chứng bản dịch có cần bản gốc không?
Về nguyên tắc công chức bản dịch bắt buộc phải có bản gốc để đối chiếu sự chính xác của nội dung. Đây là một quy định nhằm tránh trường hợp lợi dụng việc dịch thuật và chứng thực không đúng sự thật để chuộc lợi.
Một bộ hồ sơ công chứng bản dịch sẽ cần 3 bản là bản gốc, bản sao và bản dịch. Chính vì vậy nếu thiếu bản gốc thì bạn không thể thực hiện được công chứng bản dịch.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt khiến bạn không thể cung cấp ngay bản gốc như:
- Bản gốc bị thất lạc, bị mất, bị hư hỏng đang trong quá trình xin cấp lại
- Bản gốc đang trên đường đi (gửi theo đường bưu điện)
- Chưa có bản gốc, sẽ có trong tương lai gần
Bạn có thể sử dụng dịch vụ dịch thuật trước và bổ sung bản gốc để công chứng sau. Tuy nhiên việc này không phù hợp với quy định pháp luật nên rất khó thực hiện tại các tổ chức công chứng tư pháp của nhà nước. Bạn nên tham khảo sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng không cần bản gốc tại các công ty dịch thuật tư nhân chuyên nghiệp nha.
Trải nghiệm dịch vụ Dịch Thuật Công Chứng chuyên nghiệp Dicthuattot.com. Chất lượng, chính xác, tốc độ!
Tham khảo về kiến thức luật: https://luatminhkhue.vn/gia-tri-thoi-han-cua-van-ban-cong-chung–chung-thuc-la-bao-lau–.aspx