Dịch thuật công chứng là một thủ tục rất phổ biến nhưng thường chỉ gặp khi có các giao dịch, thủ tục liên quan đến nước ngoài. Chính vì vậy khi cần làm những thủ tục này thì có rất nhiều sẽ gặp bỡ ngỡ và thắc mắc. Trong đó thắc mắc thường gặp nhất là dịch thuật công chứng có cần bản gốc không. Nội dung bài viết này Dịch Thuật Tốt sẽ giải đáp chi tiết nhé.
Dịch Thuật Công Chứng có cần bản gốc không?
Dịch thuật công chứng là việc dịch lại những tài liệu có con dấu pháp lý của một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó từ một ngôn ngữ nguồn sang một ngôn ngữ đích khác theo nhu cầu của khách hàng (dịch thuật).
Những tài liệu sau khi được dịch xong sẽ được đưa đến các Văn Phòng Công Chứng Tư Nhân hoặc Phòng Công Chứng (thuộc sở tư pháp các quận huyện) để tiến hành công chứng. Quá trình công chứng sẽ chứng thực chữ ký, con dấu của văn bản dịch cũng như đảm bảo nội dung bản dịch phù hợp với luật pháp của Việt Nam.
Theo khoản 2 Điều 40 của Luật công chứng năm 2014 thì việc công chứng có thể thực hiện bằng bản chụp, bản scan của các bản sao tài liệu (không cần bản gốc) miễn là bản chụp đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác và hợp pháp theo quy định. Tuy nhiên, quy trình này thường yêu cầu công chứng viên kiểm tra tính chân thực của ảnh chụp, bản scan và có thể yêu cầu quý khách mang bản gốc để đối chiếu sau này..
Thực tế thì làm thủ tục dịch thuật công chứng Tư Pháp tại Phòng Công Chứng (thuộc sở tư pháp các quận huyện) sẽ được yêu cầu khắt khe hơn. Khi làm dịch thuật công chứng tư pháp thường sẽ được yêu cầu phải bổ sung bản gốc khi làm thủ tục công chứng.
Kết luận: Thủ tục dịch thuật công chứng sẽ không yêu cầu phải có bản gốc mà chỉ cần ảnh chụp, bản scan rõ nét, đầy đủ nội dung. Tuy nhiên nếu tự làm dịch thuật công chứng tư pháp tại Phòng Công Chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện thì có thể vẫn được các cán bộ yêu cầu phải gửi kèm bản gốc.
Công chứng có cần bản gốc không?
Như đã phân tích ở trên, thủ tục công chứng sẽ bao gồm 2 loại là công chứng bản dịch (dịch thuật công chứng) và công chứng sao y. Việc thủ tục có yêu cầu phải có bản gốc không sẽ phụ thuộc vào việc bạn cần làm thủ tục nào.
Theo luật công chứng 2014 thì công chứng bản dịch sẽ không yêu cầu phải có bản gốc (cho dù công chứng tư nhân hay công chứng nhà nước). Tuy nhiên công chứng sao y thì sẽ cần có bản gốc để xác thực bản sao được sao chép y nguyên bản gốc.
Tuy nhiên khi nộp hồ sơ công chứng dịch thuật tư pháp thì các cơ quan nhà nước có thể sẽ yêu cầu phải có bản gốc để đối chiếu. Không phải cơ quan nào cũng yêu cầu phải có bản gốc tuy nhiên việc chuẩn bị trước sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc.
Đặc biệt là nếu bạn cần nộp hồ sơ tại các cơ quan ở tp HCM thì rất nên kèm bản gốc hoặc Sao y bản chính cho bản sao trong bộ hồ sơ dịch công chứng của mình. Các cơ quan nhà nước ở tp HCM thường rất chặt chẽ trong yêu cầu bản gốc để giúp hạn chế tối đa việc dịch thuật và chứng thực không đúng sự thật và để chuộc lợi cho bản thân.
Tuy nhiên cũng có những công ty dịch thuật uy tín vẫn nhận công chứng, dịch thuật công chứng, sao y bản chính mà không đòi hỏi tài liệu, giấy tờ, hồ sơ gốc. Điều này cũng mang lại nhiều thuận lợi cho người dân khi làm thủ tục công chứng giấy tờ.
Xem thêm: Dịch thuật công chứng Hồ Sơ Du Học | Làm ở đâu tốt nhất?
Yêu cầu khi làm dịch thuật công chứng
Như đã phân tích ở trên, nếu bạn chỉ cần dịch thuật công chứng thì KHÔNG CẦN bản gốc. Tuy nhiên giấy tờ bạn cần công chứng bản dịch phải hội tụ được những điều kiện dưới đây:
- Tài liệu tiếng nước ngoài: Phải có chữ ký hoặc con dấu của cơ quan nước ngoài. Có nhiều nước không sử dụng con dấu nên chỉ cần tài liệu có chữ ký là vẫn công chứng bản dịch được.
- Tài liệu tiếng Việt: Phải có đầy đủ chữ ký và con dấu của cơ quan thẩm quyền. Không thể thiếu một trong 2 yếu tố này nếu không sẽ không thể công chứng bản dịch được.
- Không được đem giấy tờ giả mạo đi dịch vì khi phát hiện sẽ bị lập biên bản thu giữ và chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp các từ viết tắt, chuyên ngành, tên riêng, tên phiên âm… trong hồ sơ dịch, nguyện vọng riêng đối với người dịch (nếu có) để bản dịch phù hợp với nhu cầu giao dịch.
- Vì bản dịch không được phép sao, khách hàng nên lấy dư số lượng bản dịch so với nhu cầu giao dịch hiện tại.
- Nếu đã có bản dịch cũ hoặc bản dịch tham khảo, khách hàng nên cung cấp cho người dịch, để bản dịch có điều kiện đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu giao dịch của khách hàng, đảm bảo tính thống nhất với các hồ sơ đã dịch trước đây.
Dịch thuật công chứng không cần bản gốc
Như đã giải thích ở trên, sẽ rất khó hoặc không thể thực hiện dịch thuật công chứng tư pháp khi không có bản gốc. Tuy nhiên dịch công chứng không cần bản gốc vẫn có thể thực hiện được với 2 cấp độ dưới đây:
- Chứng thực của công ty dịch thuật (Có chức năng dịch thuật)
- Chứng thực bản dịch của công chứng viên (Công Chứng Tư Nhân).
Hầu hết các đơn vị tiếp nhận hồ sơ thường chỉ yêu cầu dịch thuật công chứng tư nhân các giấy tờ, hồ sơ liên quan. Chính vì vậy thường thì chỉ cần làm dịch vụ dịch thuật công chứng tư nhân là có thể đáp ứng được rồi.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì nếu bạn cần nộp hồ sơ cho các cơ quan thuộc Hàn Quốc để làm hồ sơ du học, xuất khẩu lao động,… thì thường sẽ được yêu cầu phải dịch thuật công chứng tư pháp. Với những trường hợp này bạn nên chuẩn bị thêm bản gốc để tiến hành làm thủ tục dịch thuật công chứng tư pháp thuận lợi hơn.
Quy trình dịch công chứng không bản gốc tại Dịch Thuật Tốt
Bước 1:
Scan và gửi tài liệu qua email: dichthuattot.hn@gmail.com hoặc chụp hình tài liệu/ giấy tờ gửi cho chúng tôi qua Zalo 0973876046.
Bước 2:
Thanh toán tiền đặt cọc bằng cách chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt tại văn phòng công ty.
Bước 3:
Nhận bản dịch khi đến hẹn và thanh toán nốt số tiền còn lại.
Bước 4:
Nhận bản dịch và văn bản/tài liệu. Thanh toán nốt số tiền còn lại và kết thúc quá trình dịch thuật.
(Đã tham khảo tài liệu luật công chứng 2014 / Chuyên trang về luật: Luatvietnam.vn / Luatminhkhue.vn)