Hiệu đính là cụm từ được nhắc đến nhiều khi làm thủ tục dịch thuật công chứng. Vậy hiệu đính là gì? Hiệu đính là làm gì? Khi nào thì bạn cần thực hiện hiệu đính khi làm dịch thuật? Nội dung này công ty Dịch Thuật Tốt sẽ giải đáp chi tiết cho bạn nhé.
Hiệu đính là gì?
Hiệu đính (tiếng Anh: Revise hoặc Proofreading) có thể hiểu đơn giản là quá trình kiểm tra, rà soát, sửa lỗi của bản dịch. Quá trình hiệu đính là một bước trong quy trình dịch thuật của các công ty dịch thuật. Tuy nhiên với những bản dịch đã dịch sẵn thì các công ty dịch thuật cũng nhận hiệu đính lại bản dịch.
Quá trình hiệu đính không chỉ kiểm tra những lỗi chính tả, ngữ pháp, bố cục… mà còn chỉnh sửa về mặt nội dung của bản dịch nữa. Người hiệu đính cũng đóng vai trò là người đảm bảo sự chính xác về nội dung của bản dịch so với bản gốc.
Đối với những tài liệu cần dịch thuật công chứng thì quá trình hiệu đính sẽ đảm bảo được sự tương đồng về nội dung, ý nghĩa giữa bản dịch và bản gốc. Đó là lí do chỉ những bản dịch được hiệu đính bởi các biên dịch viên đã đăng ký chữ ký với các đơn vị công chứng thì mới được chấp nhận công chứng.
Điều đó có nghĩa là nếu như bạn tự dịch thuật thì cần phải làm hiệu đính bản dịch bởi các công ty dịch thuật thì mới công chứng được. Các biên dịch viên làm việc tại các công ty dịch thuật đã đăng ký chữ ký với các đơn vị công chứng nên bản dịch được hiệu đính cũng giống như họ tự dịch vậy.
Tại sao phải hiệu đính bản dịch?
Hiệu đính bản dịch là một bước rất quan trọng trong quá trình dịch thuật. Mặc dù khi làm dịch thuật thì các biên dịch viên chuyên nghiệp thường rất tập trung để chất lượng bản dịch được tốt nhất. Tuy nhiên việc hiệu đính bản dịch để sửa những lỗi sai nhỏ sẽ giúp bản dịch được hoàn hảo, chính xác hơn.
Ngoài ra với những tài liệu dịch thuật cần công chứng thì quá trình hiệu đính cũng là bước để chứng thực nội dung của bản dịch so với bản gốc. Điều này là cực kỳ cần thiết vì các đơn vị công chứng sẽ không công chứng cho các bản dịch tự dịch thuật.
Thực hiện hiệu đính bản dịch sẽ giúp tránh những sai sót trong quá trình dịch thuật. Điều này sẽ giúp giảm được chi phí và thời gian khi phải dịch đi dịch lại. Bình thường dịch vụ dịch thuật trọn gói của các công ty dịch thuật đều có bước hiệu đính để đảm bảo được chất lượng dịch thuật.
Làm hiệu đính bản dịch ở đâu?
Đơn vị làm dịch vụ hiệu đính bản dịch là các công ty dịch thuật chuyên nghiệp. Các công ty dịch thuật có đội ngũ biên dịch viên giàu kinh nghiệm, kỹ năng cao nên có thể hiệu đính bản dịch với chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra các biên dịch viên của các công ty dịch thuật đều đã đăng ký chữ ký với các đơn vị công chứng. Cho nên tài liệu dịch thuật được hiệu đính bởi các biên dịch viên chuyên nghiệp sẽ được chấp nhận công chứng (cả tư pháp và tư nhân).
Nếu bạn cần làm hiệu đính bản dịch thì hãy tham khảo dịch vụ trọn gói của các công ty dịch thuật. Sau khi hiệu đính bản dịch xong nếu có nhu cầu thì các công ty dịch thuật sẽ làm công chứng bản dịch luôn.
Chi phí hiệu đính bản dịch là bao nhiêu?
Hiệu đính là quá trình rà soát, sửa lỗi nên chi phí sẽ rẻ hơn so với dịch thuật trọn gói. Chi phí hiệu đính bản dịch sẽ phụ thuộc vào từng công ty khác nhau. Dưới đây là bảng giá hiệu đính của công ty #Dịch Thuật Tốt bạn có thể tham khảo qua.
Ngôn ngữ dịch thuật | Phí hiệu đính / 1 trang |
---|---|
Hiệu đính Tiếng Anh | 30.000 |
Hiệu đính Tiếng Trung | 45.000 |
Hiệu đính Tiếng Nhật | 50.000 |
Hiệu đính Tiếng Hàn | 50.000 |
Hiệu đínhTiếng Pháp | 55.000 |
Hiệu đính Tiếng Nga | 60.000 |
Hiệu đính Tiếng Đức | 60.000 |
Ngôn ngữ khác | Liên hệ để nhận báo giá |
Hiệu đính hay dịch thuật lại?
Quá trình hiệu đính bản dịch sẽ thực sự hiệu quả nếu bản dịch không bị sai sót quá nhiều. Với những bản dịch có quá nhiều lỗi sai thì ngay cả các biên dịch viên giỏi nhất cũng cảm thấy khó chịu và chỉ muốn dịch lại luôn. Chính vì vậy với những bản dịch có quá nhiều sai sót thì nên dịch lại từ đầu sẽ tốt hơn.
Nhiều biên dịch viên chuyên nghiệp đánh giá là quá trình hiệu đính bản dịch sẽ mất thời gian hơn so với dịch từ đầu. Chính vì vậy với những tài liệu dài, tài liệu khó, hoặc đơn giản là bạn muốn nhanh chóng hơn thì nên tham khảo dịch vụ dịch thuật trọn gói nhé.
Xem thêm: Nên tự Dịch Thuật, Công Chứng tài liệu hay sử dụng Dịch Vụ?