Phiên dịch viên là một nghề nghiệp rất quan trọng được ví như là cầu nối giữa các quốc gia. Sự giao lưu, hợp tác quốc tế đều cần sự tham gia của phiên dịch viên trong vai trò chuyển đổi ngôn ngữ.
Trong quá trình toàn cầu hóa thì phiên dịch viên trở thành một nghề rất hot với thu nhập cao. Mặc dù liên tục được đào tạo bổ sung nhưng nhân lực phiên dịch viên cũng không thể đủ cho nhu cầu quá lớn của thị trường lao động.
Nội dung bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về nghề phiên dịch viên. Trả lời những thắc mắc thường gặp cũng như hướng dẫn bạn cách để trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp nhé.
Phiên dịch viên là gì?
Trước khi đến với khái niệm phiên dịch viên, chúng ta hãy tìm hiểu xem phiên dịch là gì đã nhé. Phiên dịch là một công việc trong ngành dịch thuật, chuyển đổi ngôn ngữ.
Phiên dịch là dịch các loại văn bản, thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dưới dạng nói mà quá trình chuyển đổi không được làm thay đổi ý nghĩa.
Phiên dịch viên tiếng Anh là Interpreter là từ dùng để chỉ người làm công việc phiên dịch chuyên nghiệp. Ở Việt Nam thì phiên dịch viên cũng hay được gọi là thông dịch viên.
Vai trò của phiên dịch viên
Phiên dịch viên là một nghề rất quan trọng với nhu cầu cao trong ngành dịch thuật. Sự hợp tác, giao lưu quốc tế đòi hỏi phải đối thoại, nói chuyện trực tiếp rất nhiều. Trong khi các biên dịch viên hỗ trợ dịch văn viết thì phiên dịch viên lại hỗ trợ dịch văn nói.
Chúng ta có thể thấy nhu cầu phiên dịch viên ở rất nhiều công việc thuộc mọi ngành nghề trong xã hội. Mọi sự giao lưu quốc tế từ văn hóa, giáo dục cho tới kinh tế trực tiếp đều cần phiên dịch viên để chuyển đổi ngôn ngữ.
Làm sao để làm phiên dịch viên giỏi?
Để làm được phiên dịch viên chuyên nghiệp thì bạn phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Do đặc thù chủ yếu là dịch trực tiếp lời nói nên kỹ năng quan trọng nhất để làm phiên dịch là nghe và nói. Mặc dù không phải yêu cầu chính xác tuyệt đối nhưng phiên dịch viên cũng cần phải nắm vững ngữ pháp và có vốn từ vựng tốt.
Ngoài yếu tố chuyên môn là ngoại ngữ ra thì việc hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của người bản ngữ cũng là một yếu tố quan trọng. Do phải đi lại tiếp xúc nhiều nên sự hiểu biết của bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc phiên dịch.
Khác với biên dịch viên (dịch viết) thì phiên dịch viên thường phải dịch trực tiếp lời nói nên phải phản xạ nhanh nhạy. Việc rèn luyện kỹ năng nghe và nói với phản xạ nhanh là rất quan trọng để quyết định bạn có thể trở thành một phiên dịch viên giỏi hay không.
Xem thêm: Giới thiệu Nghề Dịch Thuật | Môi trường, Tiềm năng và Cơ hội
Muốn làm phiên dịch viên thì học ngành gì?
Theo nhiều nhà tuyển dụng nghề phiên dịch viên đòi hỏi kỹ năng hơn là bằng cấp. Tuy nhiên cũng có nhiều công ty tuyển dụng việc làm vẫn yêu cầu phải có bằng cấp chuyên môn ngoại ngữ.
Sự thật thì nếu bạn giỏi kỹ năng nghe nói ngoại ngữ thì vẫn có thể xin việc làm phiên dịch viên được. Nhưng để chắc chắn hơn cho sự nghiệp của mình thì bạn có thể học thêm các bằng cấp liên quan đến ngoại ngữ mình thích.
Để bắt đầu với nghề dịch thuật thì bạn nên theo học ngành ngoại ngữ mình thích tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Nghề phiên dịch là một nghề đòi hỏi kỹ năng nên việc bạn học ở trường nào hay bằng cấp nào đều không quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình học tập phải rèn luyện được kỹ năng nghe nói thật tốt nhé.
Phiên dịch viên lương bao nhiêu?
Phiên dịch là một nghề có nhu cầu lao động rất cao ở Việt Nam, môi trường làm việc thường có liên quan đến nước ngoài. Chính vì vậy mức lương của nghề phiên dịch viên ngoại ngữ đều rất cao so với mặt bằng chung các ngành nghề khác.
Lương thưởng của các phiên dịch viên thường phụ thuộc vào loại ngôn ngữ dịch cũng như chính sách của các công ty sử dụng lao động. Mức lương trung bình ghi nhận được với các phiên dịch viên có kỹ năng tốt là khoảng 15-20tr đồng.
Phiên dịch viên làm việc ở đâu?
Có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên. Từ các công ty dịch thuật làm dịch vụ thường có nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên toàn thời gian hoặc cộng tác viên. Cho tới các cơ quan, doanh nghiệp tuyển phiên dịch viên riêng để làm việc toàn thời gian.
Phiên dịch viên cũng có thể hoạt động tự do chứ không theo một tổ chức nhất định. Làm phiên dịch tự do sẽ thoải mái hơn về thời gian và chủ động hơn trong công việc. Cho dù làm việc ở hình thức nào thì thu nhập của phiên dịch viên cũng rất cao so với nhiều ngành nghề khác.
Xem thêm: Top 10 Công Ty Dịch Thuật Uy Tín, chất lượng nhất năm 2021