Dựa theo cách công chứng bản dịch thì chúng ta có thể chia dịch thuật công chứng thành 2 loại là dịch thuật công chứng Tư Pháp và Tư Nhân. Vậy dịch thuật công chứng tư pháp và dịch thuật công chứng tư nhân có khác gì nhau? Khi nào cần làm dịch thuật công chứng tư pháp? Làm dịch thuật công chứng tư pháp ở đâu? Nội dung bài viết này sẽ sẽ giải đáp chi tiết các câu hỏi, thắc mắc về dịch thuật công chứng tư pháp.
Dịch thuật công chứng tư pháp là gì?
Để hiểu về khái niệm dịch thuật công chứng tư pháp thì bạn cần biết về khái niệm dịch thuật công chứng. Theo wikipedia: Dịch thuật công chứng là một quá trình dịch văn bản, tài liệu ngôn ngữ từ bản gốc. Sau đó công chứng để xác thực bản dịch có nội dung chuẩn xác so với bản gốc và đúng với pháp luật Việt Nam.
Quá trình công chứng bản dịch là chứng thực chữ ký của biên dịch viên dịch tài liệu văn bản đó. Biên dịch viên phải đăng ký chữ ký với công chứng viên của Văn phòng công chứng tư nhân hoặc Phòng công chứng thuộc sở tư pháp (Tìm hiểu thêm về dịch thuật công chứng).
– Nếu bạn làm dịch thuật công chứng tại phòng công chứng thuộc sở tư pháp thì được gọi là dịch thuật công chứng tư pháp. Trong khi nếu bạn làm dịch thuật công chứng tại văn phòng công chứng tư nhân thì gọi là dịch thuật công chứng tư nhân.
Lưu ý: Theo quy định trong luật công chứng 2006 thì công chứng tư pháp (nhà nước) hay công chứng tư nhân có giá trị pháp lý ngang nhau. Vì vậy bảo rằng dịch thuật công chứng tư pháp có giá trị pháp lý cao hơn dịch thuật công chứng tư nhân là hoàn toàn sai.
Như vậy, dịch thuật công chứng tư pháp và tư nhân chỉ khác nhau ở đơn vị công chứng bản dịch. Tài liệu dịch thuật được công chứng tại đơn vị nhà nước gọi là (tư pháp) và công chứng tại đơn vị văn phòng công chứng tư nhân thì gọi là (tư nhân).
Khi nào cần dịch thuật công chứng tư pháp?
Có rất nhiều người nghĩ rằng công chứng tư pháp sẽ có giá trị pháp lý cao hơn công chứng tư nhân. Tuy nhiên như đã phân tích ở phần trên chúng tôi đảm bảo với các bạn rằng công chứng tư pháp có giá trị pháp lý ngang bằng với công chứng tư nhân. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc thì hãy tham khảo điều 6 luật công chứng 2006 nhé.
Chính vì có giá trị pháp lý ngang nhau nên hầu hết các đơn vị, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đều chỉ yêu cầu bản dịch được công chứng tư nhân là được. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chỉ có các đơn vị tiếp nhận hồ sơ của Hàn Quốc là thường yêu cầu bản dịch phải được công chứng tư pháp.
Điều này có thể giải thích là do Hàn Quốc rất khắt khe trong vấn đề làm VISA khi người nước ngoài vào nước họ. Có thể họ cho rằng ở Việt Nam thì công chứng tư pháp sẽ mang lại giá trị pháp lý cao hơn công chứng tư nhân.
Khi nhận được yêu cầu dịch thuật công chứng thì bạn có thể hỏi đơn vị nhận hồ sơ là có cần công chứng tư pháp không. Nếu họ yêu cầu phải công chứng tư pháp thì làm còn không thì nên dịch thuật công chứng tư nhân sẽ nhanh chóng và chi phí rẻ hơn.
Làm dịch thuật công chứng tư pháp ở đâu?
Để làm dịch thuật công chứng tư pháp thì bạn có thể làm tại 2 đơn vị là phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện (cơ quan nhà nước) và các công ty dịch thuật (đơn vị tư nhân).
Theo phân tích như trong bài viết nên làm dịch thuật công chứng ở đâu thì các công ty dịch thuật được đánh giá cao hơn. Nguyên nhân là do phòng công chứng chỉ dịch thuật thông qua cộng tác viên dịch trong khi các công ty dịch thuật thì có đội ngũ biên dịch viên chuyên nghiệp.
Chính vì vậy với tài liệu ngắn thì bạn làm ở đâu cũng được (làm ở phòng công chứng đợi hơi lâu). Tuy nhiên với tài liệu dài thì nên tham khảo dịch vụ của các công ty dịch thuật. Với mức giá ngang bằng, thậm chí rẻ hơn thì các công ty dịch thuật sẽ dịch nhanh và chuẩn xác hơn (xem thêm lí do tại đây).
Bản chất của công chứng Tư pháp và Tư nhân
Thực ra với những giấy tờ bình thường, không cần dịch thuật chuyển đổi ngôn ngữ thì bạn có thể công chứng tư pháp tại ngay các phường, xã của mình. Tuy nhiên nếu cần dịch thuật công chứng thì chỉ có thể công chứng ở Phòng công chứng thuộc Sở tư pháp hoặc Văn phòng công chứng tư nhân.
Tuy nhiên quá trình đất nước hội nhập khiến nhu cầu công chứng bản dịch rất cao. Đơn vị nhà nước như Phòng công chứng không thể công chứng hết các tài liệu, hồ sơ, giấy tờ… để phục vụ nhu cầu của xã hội.
Chính vì vậy sự ra đời của các Văn phòng công chứng tư nhân là giải pháp để giúp quá trình công chứng bản dịch được nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Văn phòng công chứng hoạt động dưới tên của các Công chứng viên hoặc là một công ty hợp danh có nhiều công chứng viên. Các công chứng viên phải đăng ký với sở tư pháp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản mình đã công chứng cũng như có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu công chứng về văn bản mà công chứng viên đã công chứng.
Công chứng viên cũng có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của văn phòng công chứng mà công chứng viên đó là công chứng viên hợp danh đang làm việc.
Chính vì vậy có thể nói các văn phòng công chứng tư nhân cũng như các ngân hàng thương mại tư nhân. Cách thức hoạt động và pháp lý không khác gì so với các ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên văn phòng công chứng tư nhân thường làm việc rất chuyên nghiệp, tốc độ chứ không theo kiểu quan cách như Phòng công chứng của nhà nước.
So sánh dịch thuật công chứng tư pháp và tư nhân
Qua phân tích phía trên chắc bạn đã có thể phân biệt được công chứng tư pháp và tư nhân. Việc nên lựa chọn dịch thuật công chứng tư pháp và tư nhân phụ thuộc vào đơn vị tiếp nhận hồ sơ của bạn. Dưới đây chúng tôi cũng so sánh chi tiết để tìm ra sự khác nhau giữa công chứng tư pháp và tư nhân.
Lưu ý: Dưới đây chúng tôi chỉ liệt kê thời gian công chứng. Trường hợp nếu bạn cần dịch thuật tài liệu thì sẽ cần thêm thời gian dịch thuật nữa (nhanh thì trong ngày còn tài liệu dài, khó thì có thể mất vài ngày hoặc hơn).
Công chứng tư pháp
– Địa chỉ làm: Phòng công chứng thuộc Sở tư pháp các quận huyện (mỗi quận huyện chỉ có 1 phòng công chứng làm).
– Kiểu đơn vị làm: Cơ quan nhà nước.
– Phong cách làm việc: Chậm chạp, cứng nhắc theo kiểu nhà nước.
– Thời gian công chứng tư pháp: 2-3 ngày hoặc hơn (Tùy nhiều người làm hay ít người làm).
– Dễ bị quá tải nếu số lượng người làm đông.
– Chí phí: 50.000đ / 1 bộ hồ sơ.
Công chứng tư nhân
– Địa chỉ làm: Văn phòng công chứng tư nhân (có rất nhiều địa chỉ làm). Các công ty dịch thuật cũng nhận làm dịch vụ này.
– Kiểu đơn vị làm: Công ty, doanh nghiệp tư nhân.
– Phong cách làm việc: Tốc độ, chuyên nghiệp, khách hàng là thượng đế.
– Thời gian công chứng tư nhân: Lấy ngay trong ngày, quá tải lắm thì sang hôm sau.
– Kiểm và đóng dấu nhanh, thủ tục đơn giản.
– Chí phí: 20.000đ / 1 bộ hồ sơ.
Qua những so sánh liệt kê trên đây thì có thể khẳng định dịch thuật công chứng tư pháp sẽ lâu hơn, đắt hơn dịch thuật công chứng tư nhân khá nhiều. Trường hợp thái độ làm việc của công chứng viên phòng công chứng không tốt cũng có thể khiến mất thêm thời gian chờ đợi.
Xem thêm: Dịch Thuật Công Chứng Học Bạ | Làm dịch vụ ở đâu tốt nhất?
Lưu ý khi dịch thuật công chứng tư pháp và tư nhân
Với tài liệu dịch là những giấy tờ đơn giản, dễ thì bạn có thể dịch thuật công chứng tư pháp hay tư nhân không vấn đề gì. Tuy nhiên với những tài liệu dài, khó, chuyên ngành, có tầm quan trọng cao, độ chính xác cao thì hãy xem xét dịch vụ dịch thuật của các công ty dịch thuật.
Các Văn phòng công chứng tư nhân hay Phòng công chứng thuộc Sở tư pháp các quận huyện chỉ dịch tài liệu, hồ sơ, giấy tờ qua các cộng tác viên dịch thuật. Chính vì vậy chất lượng, độ chính xác và tốc độ dịch không thể bằng được các biên dịch viên chuyên nghiệp của các công ty dịch thuật.
Nghề dịch thuật cần rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng cũng như sự tập trung để mang lại sự chính xác cho bản dịch. Chính vì vậy rõ ràng các biên dịch viên full time giàu kinh nghiệm sẽ dịch tốt và nhanh hơn nhiều so với các cộng tác viên dịch part time.
Các công ty dịch thuật cũng có nhận dịch thuật công chứng trọn gói. Tốc độ và giá công chứng tại các công ty dịch thuật sẽ ngang bằng với các văn phòng công chứng tư nhân. Trong khi đó về tốc độ và độ chính xác khi dịch thuật thì chắc chắn các công ty dịch thuật sẽ làm tốt hơn nhiều so với các đơn vị không chuyên như Văn phòng công chứng tư nhân hay Phòng công chứng thuộc sở tư pháp.