Ở trên thế giới có tới 2.650 ngôn ngữ với hơn 7.000 tiếng địa phương. Trong đó sẽ được sắp xếp thành 3 nhóm là dễ học, trung bình và khó học. Vậy trong các ngôn ngữ đó thì ngôn ngữ nào khó nhất thế giới? Nội dung này hãy cùng tìm hiểu với công ty Dịch Thuật Tốt nhé.
Đánh giá độ khó của ngôn ngữ thế nào?
Khi bạn tìm kiếm về top những ngôn ngữ khó học, dễ học nhất thì chắc chắn sẽ không có một list giống nhau. Nguyên nhân là do quá trình đánh giá độ khó của ngôn ngữ không đồng nhất với nhau. Có thể ngôn ngữ này khó học với người nước này nhưng lại dễ học với người nước khác.
Nguyên nhân được đưa ra là sự khó khăn khi học ngôn ngữ mới là do không cùng hệ chữ. Ví dụ với người sử dụng tiếng Anh thì sẽ rất khó khăn khi học tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thái… (vì khác hệ chữ). Tuy nhiên người sử dụng tiếng Anh sẽ học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào nha dễ hơn (vì cùng hệ chữ Latinh).
Bài viết này chúng tôi sẽ đánh giá độ khó học của ngôn ngữ là đối với người Việt. Hy vọng những thông tin cung cấp sẽ giúp bạn có thêm quyết tâm khi học những ngôn ngữ khó nhất. Nếu bạn học tốt các ngôn ngữ khó thì có rất nhiều cơ hội tìm được việc làm lương cao trong ngành dịch thuật.
Dưới đây là top 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới với người Việt:
1. Tiếng Ả Rập
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến tại vùng Trung Đông hoặc vùng sừng châu Phi. Đối với người Việt hay nhiều người nước ngoài thì tiếng Ả Rập luôn là một trong những ngôn ngữ khó học nhất.
Tiếng Ả Rập khó học vì các ký tự chữ cái sử dụng hệ chữ đặc trưng riêng. Chính vì vậy nếu không phải là các nước sử dụng ngôn ngữ có hệ chữ tương tự thì quá trình làm quen với chữ cái rất khó khăn.
Sự khó khăn lớn nhất khi học tiếng Ả Rập chính là học mặt chữ cái. Ngoài ra cấu tạo từ của tiếng Ả Rập cũng rất phức tạp, một từ gốc có thể sinh ra nhiều loại từ khác mà không cùng hàm nghĩa.
Chính vì những điểm đó mà nhiều người nước ngoài trên thế giới cũng đánh giá tiếng Ả Rập rất khó học chứ không riêng gì người Việt. Nếu bạn muốn học tiếng Ả Rập thì chắc chắn sẽ cần tập trung đầu tư nhiều thời gian, công sức thì mới có thể thành công được.
2. Tiếng Trung
Nhiều người trên thế giới đều đánh giá tiếng Trung là ngôn ngữ khó nhất trên thế giới. Tuy nhiên sự thật thì Việt Nam là nước láng giềng Trung Quốc với nền văn hóa, ngôn ngữ giao thoa nhau. Chính vì vậy người Việt vẫn có thể dễ dàng học tiếng Trung hơn các nước khác.
Tiếng Trung Quốc được đánh giá là khó học vì có hệ thống chữ viết với hàng ngàn kí tự khác nhau. Theo thống kê thì bạn cần phải biết được hơn 3000 kí tự căn bản để có thể hiểu được những từ ngữ sơ đẳng. Để đọc viết thành thạo được tiếng Trung thì cần nhớ được khoảng 10.000 kí tự.
Người Việt Nam có lợi thế khi học tiếng Trung là vì tiếng Trung có âm điệu, thanh tiết na ná so với tiếng Việt. Điều đó sẽ giúp người Việt có thể học các kỹ năng như nghe nói tiếng Trung dễ dàng hơn so với người nước khác.
Tuy nhiên để có thể học được tiếng Trung một cách hoàn chỉnh thì bạn cũng cần vượt qua khó khăn khi học hệ thống chữ viết tiếng Trung. Tiếng Trung được đánh giá là một trong những ngôn ngữ nên học đối với người Việt. Nếu bạn thật sự thích thì rất nên cố gắng học ngôn ngữ này nhé.
3. Tiếng Nhật
Tiếng Nhật là một loại ngôn ngữ có sự ảnh hưởng và khá giống so với tiếng Trung Quốc. Chính vì vậy hệ thống kí tự chữ cái của tiếng Nhật cũng đa dạng và phức tạp không kém. Theo đánh giá của nhiều người thì tiếng Nhật là ngôn ngữ khó thứ 3 trên thế giới.
Mặc dù không bằng tiếng Trung nhưng tiếng Nhật cũng có hệ thống chữ với hàng ngàn kí tự khác nhau. Ngoài việc nhớ các kí tự này thì người học sẽ phải học cách ghép lại để tạo thành các từ khác nhau. Chính sự đa dạng về kí tự và cách ghép từ khiến việc học và nhớ tiếng Nhật là rất khó.
Ngoài ra sự đa dạng về dạng chữ cũng khiến việc học tiếng Nhật trở nên khó khăn hơn. Tiếng Nhật bao gồm 4 dạng chữ là Kanji, Hiragana, Katakana, Romaji. Để có thể đọc viết được tiếng Nhật thì bạn đều phải làm quen và học về các bảng ký tự này.
Ngoài ra khó khăn khi học tiếng Nhật còn đến từ hệ thống ngữ điệu rất phức tạp. Âm điệu phát âm tiếng Nhật thường phát ra đều đều chứ không có sự nhấn nhá. Chính vì vậy tiếng Nhật là ngôn ngữ khó biểu đạt cảm xúc nhất thế giới.
4. Tiếng Hàn
Một ngôn ngữ khác cũng chịu sự ảnh hưởng từ tiếng Trung đó là tiếng Hàn. Chính vì sử dụng hệ kí tự, chữ viết và cách phát âm khác biệt so với hệ chữ latinh nên tiếng Hàn cũng được đánh giá là rất khó học. Người học sẽ mất rất nhiều thời gian để học và nhớ các kí tự, chữ cái.
Ngoài ra tiếng Hàn cũng có nhiều cấu trúc câu khó nhớ với cách chia động từ rất phức tạp. Chính vì vậy học ngữ pháp tiếng Hàn chắc chắn là không hề dễ dàng với người nước ngoài. Theo đánh giá của chúng tôi xếp tiếng Hàn ở vị trí thứ 4 trên thế giới về độ khó học là hoàn toàn hợp lí.
5. Tiếng Thái
Tiếng Thái (hay còn gọi là tiếng Xiêm) là một thành viên của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Thái được đánh giá là một trong những ngôn ngữ rất khó học vì cách phát âm, khẩu hình miệng cực kỳ khó. Ngoài ra thì hệ thống chữ viết phức tạp của tiếng Thái cũng luôn là một thử thách lớn với người học.
Tiếng Thái được đánh giá là một trong những ngôn ngữ có bảng chữ cái phức tạp nhất. Theo thống kê thì có đến gần một nửa từ tiếng Thái được vay mượn từ tiếng Pali, Khmar cổ hoặc Phạn ngữ. Chính sự phức tạp về cách viết, cách phát âm khiến nên chúng tôi đã xếp tiếng Thái là ngôn ngữ khó học thứ 5 trên thế giới.
6. Tiếng Nga
Tiếng Nga là một ngôn ngữ có hệ thống chữ cái rất khác biệt so với các ngôn ngữ latinh. Ngoài ra phát âm tiếng Nga cũng cực kỳ khó vì có cách nhấn trọng âm rất khác biệt. Nhiều khi chỉ cần bạn nhấn trọng âm sai là người nghe hoàn toàn không hiểu bạn đang nói gì.
Chính vì vậy đối với người Việt hay người nước ngoài thì việc học tiếng Nga luôn là một thử thách. Ngoài việc phải học và nhớ một bảng chữ cái với hệ kí tự khác biệt thì bạn cũng cần bỏ rất nhiều thời gian để học về cách phát âm, nhấn trọng âm tiếng Nga.
7. Tiếng Phần Lan
Tiếng Phần Lan được xếp hạng là ngôn ngữ khó học thứ 6 trên thế giới. Sự khó khăn lớn nhất khi học tiếng Phần Lan chính là làm chủ được cách phát âm. Ngoài ra ngữ pháp tiếng Phần Lan cũng rất phức tạp và khó học đối với người nước ngoài.
Để học được tiếng Phần Lan bạn sẽ cần bỏ rất nhiều công sức để rèn luyện cách phát âm. Sau khi đã phát âm tốt thì việc bạn có thể nghe nói tiếng Phần Lan sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu bạn muốn phát triển kỹ năng đọc viết tiếng Phần Lan thì khó hơn nhiều. Hệ thống ngữ pháp phức tạp của loại ngôn ngữ này luôn rất khó khằn với người học.
8. Tiếng Hungary
Tiếng Hungary là một ngôn ngữ được nhiều người đánh giá là rất khó học. Sự khó khăn khi học tiếng Hungary đến từ cấu trúc ngôn ngữ khác biệt với 14 nguyên âm và 18 cách ngữ đặc biệt. Chính những quy tắc ngữ pháp kì lạ khiến tiếng Hungary trở nên rất khó học với người nước ngoài.
10. Tiếng Iceland
Tiếng Iceland là một ngôn ngữ thuộc chi German Bắc (một phần của nhóm ngôn ngữ Ấn – Âu). Ngôn ngữ này được đánh giá là khá khó học vì có những từ ngữ cổ xưa và quy tắc ngữ pháp rất phức tạp. Ngoài ra cách phát âm của tiếng Iceland được đánh giá là rất nặng nên gây khó khăn rất lớn cho người học.
10. Tiếng Ấn Độ
Tiếng Ấn Độ là một ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng Phạn. Chính vì vậy với nhiều nước sử dụng tiếng Latinh thì học tiếng Ấn Độ không quá khó. Chính vì vậy đối người Việt thì tiếng Ấn Độ cũng là một ngôn ngữ rất khó học với hệ thống chữ cái phức tạp (tiếng Việt sử dụng hệ chữ latinh).
Tiếng Việt có khó học không?
Câu tục ngữ “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” khiến nhiều người nghĩ rằng tiếng Việt rất khó học. Tuy nhiên sự thật là đối người nước ngoài thì tiếng Việt vẫn là một trong những ngôn ngữ dễ học nhất.
Nguyên nhân là tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ Latinh) nên có hệ chữ tương đối giống. Chính vì vậy những người nước ngoài sử dụng ngôn ngữ latinh như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… đều không gặp khó khăn quá nhiều khi học mặt chữ cái tiếng Việt.
Như vậy người nước ngoài gặp khó khăn khi học tiếng Việt chủ yếu là do ngữ pháp và thanh điệu đa dạng thôi. Còn về chữ cái, mặt chữ thì sẽ dễ học hơn vì có cùng hệ chữ.
Xem thêm: Dịch Thuật là gì? Giới thiệu Nghề Dịch Thuật chuyên nghiệp